Chúng ta đã tìm
hiểu khá nhiều về van thủy lực. Bài hôm nay mình sẽ trình bày tiếp một loại van
thủy lực, đó là van tiết lưu. Van tiết lưu có công dụng điều chỉnh lưu lượng chất
lỏng trong hệ thủy lực hoặc một bộ phận hệ thủy lực, qua đó điều chỉnh vận tốc
cơ cấu chấp hành: động cơ thủy lực.
Để điều chỉnh lưu
lượng, từ công thức Q=V.S dẫn tới có thể điều chỉnh vận tốc hoặc tiết diện dòng
chảy. Với chất lỏng thực sự thay đổi vận tốc liên quan trực tiếp tới sự hao phí
áp suất – hay chính là độ tụt áp suất qua van (cái này thì đo khá dễ đó là lắp
2 cái đồng hồ đo áp suất trước vào sau van ). Do đó ta vấn đề điều chỉnh lưu lượng
có thể thu được từ điều chỉnh độ tụt áp suất Δp.
Hao phí áp suất qua van có thể là hao phí do ma sát theo độ dài hoặc hao phí do
trở lực cục bộ.
Phân loại van tiết lưu:
- Phân loại theo chế độ chảy: van tiết lưu chảy tầng,
van tiết lưu chảy rối
- Phân loại theo khả năng điều chỉnh: van tiết lưu
điều chỉnh được và van tiết lưu không điều chỉnh được.
- Phân loại theo quan hệ
giữa độ tụt áp suất và lưu lượng qua van: van tiết lưu tuyến tính Δp=f(Q)
và van tiệt lưu phi tuyến ( chính xác là tỷ lệ bình phương) Δp=f(Q2).
Vấn đề chế độ chảy và
van tiết lưu:
Chế độ chảy tầng:
Ta biết rằng đối với chất lỏng thực khi chảy qua một ống dẫn có kích thước l/d>10 thì chế độ chảy của chất lỏng đó trong ống được coi là chảy tầng. Như hình dưới là ví dụ van tiết lưu chảy tầng đơn giản.
Ta biết rằng đối với chất lỏng thực khi chảy qua một ống dẫn có kích thước l/d>10 thì chế độ chảy của chất lỏng đó trong ống được coi là chảy tầng. Như hình dưới là ví dụ van tiết lưu chảy tầng đơn giản.
l0
– chiều dài đoạn quá độ, l1 – chiều dài đoạn thiết lập chế độ chảy tầng
với Re<2300.
Δp=p1 - p2.
l0=0,03×Re×d.
Ở chế độ chảy tầng hao phí áp suất chủ yếu là do hao phí ma sát theo độ dài rãnh:
Ở chế độ chảy tầng hao phí áp suất chủ yếu là do hao phí ma sát theo độ dài rãnh:
Trong biểu thức của Δp
khi chiều dài đoạn thiết lập lớn khi đó Δp1
>> Δp0 và Δp≈ Δp1.
Khi đó
ta quan hệ giữa độ tụt áp suất và lưu lượng có dạng Δp=f(Q).
Đó chính là một van tiết lưu tuyến tính. Đặc tính tuyến tính chỉnh là ưu điểm của
van tiết lưu chảy tầng. Các bạn sẽ thấy điều đó khi đi sâu vào nghiên cứu điều
khiển hệ thống. Từ công thức trên ta còn thấy Δp ngoài phụ thuộc vào lưu lượng, tiết diện van còn
phụ thuộc vào độ nhớt của chất lỏng. Điều đó có nghĩa là Δp phụ thuộc vào nhiệt độ
chất lỏng. Đó chỉnh là nhược điểm van tiết lưu chảy tầng.
Phương pháp tăng chiều dài thiết lập cho van tiết lưu chảy tầng
thể hiện ở hình dưới.
1-vỏ van, 2-Vít vặn |
Chế độ chảy rối:
Chế độ của chất lỏng qua van tiết lưu với chảy rối đặc trưng
cho dạng van tiết lưu phi tuyến. Ở dạng van này độ tụt áp suất tỷ lệ với bình
phương lưu lượng chảy qua van Δp=f(Q2).
Hao phí áp suất trong trường hợp này chủ yếu là do biến dạng dòng chất lỏng và
tạo xoáy – đó chính là dạng hao phí do trở lực cục bộ. Điều chỉnh Δp bằng cách điều chinh
tiết diện van hoặc hệ số trở lực cục bộ. Tiết diện van lớn nhất ứng với van mở
hoàn toàn. Tiết diện van nhỏ nhất ứng với điều kiện ngăn ngừa hiện tượng tạo lớp
phân tử phân cực.
(Hiện tượng tạo lớp phân tử phân cực – là một quá trình hóa học phức tạp tạo các phân tử phân
cực bám vào thành ống dẫn. Khi thiết kế mạch thủy lực và các thiết bị thủy lực cần
tính tới ngăn ngừa hiện tượng này. Có thể hiện tượng tạo lớp phân tử phân cực
không gây ảnh hưởng khi tiết diện ống dẫn lớn. Nhưng đôi với van tiết lưu, tiết
diện thường nhỏ, các lớp phân tử phân cực được tạo thành không những làm giảm
tiết diện van mà còn tạo điều kiện cho các cặn kim loại có trong dầu bám vào.
Trường hợp tệ nhất có thể xảy ra là lớp phần tử phân cực kết hợp với lắng cặn
lâu ngày sẽ bit kín van. Dẫn tới gây tắc nghẽn mạch.)
Ở hình dưới ( a, b , c , e) là van phi tuyến điều chỉnh được.
Và hình ( d, f ) là van phi tuyến không điều chỉnh được.
Ở đó hình a - van tiết lưu dạng kim chặn, b - van tiết lưu dạng liên bợp, c - van tiết lưu dạng khoang rỗng xoay, d - van tiết lưu dạng vách ngăn tổ hợp, e - van tiết lưu dạng nút xoay lệch tâm, f - van tiết lưu dạng vách ngăn đơn.
1- vỏ van, 2 - kim van, 3,5- vách van, 4 - nút xoay, 6 - ống lót.
Ở đó hình a - van tiết lưu dạng kim chặn, b - van tiết lưu dạng liên bợp, c - van tiết lưu dạng khoang rỗng xoay, d - van tiết lưu dạng vách ngăn tổ hợp, e - van tiết lưu dạng nút xoay lệch tâm, f - van tiết lưu dạng vách ngăn đơn.
1- vỏ van, 2 - kim van, 3,5- vách van, 4 - nút xoay, 6 - ống lót.
Đặc điểm các van tiết lưu phi tuyến là rút ngắn chiều dài
van, chính nhờ đó mà sự tụt áp và lưu lượng không phụ thuộc vào độ nhớt của chất
lỏng, cũng chính là không phụ thuộc vào nhiệt độ chất lỏng. Đặc điểm này làm
cho van phi tuyến làm việc ổn định hơn và là ưu điểm chính của van phi tuyến.
Nhưng quan hệ tỷ lệ bình phương lại chính là nhược điểm cho vấn đề điều khiển.
Hình f ) là một van tiết lưu dạng vách ngăn, trở lực phụ thuộc
vào đường kính lỗ (dmin ≥0,5
mm ).
Quan hệ lưu lượng và độ sụt áp thể hiện bằng biểu thức:
Quan hệ lưu lượng và độ sụt áp thể hiện bằng biểu thức:
Ở đó µ
- hệ số lưu lượng, S – tiết diện van, ρ
– khối lượng riêng của chất lỏng. C – trở lực thủy lực. Hệ số µ phụ thuộc vào cấu trúc của van, chuẩn số
Reynolds, dạng và kích thước lỗ vách.
Vấn đề kích thước lỗ vách càng nhỏ càng dễ xảy ra hiện tượng
tạo lớp phân tử phân cực. Mà để tạo ra một sự sụt áp lớn thì cần phải giảm tiết
diện van. Khác phục nhược điểm này bằng cách sử dụng tổ hợp nhiều vách chắn đặt
liên tiếp như hình d . Ở van tiết lưu dạng này yêu cầu mặt cấu trúc : khoảng
cách giữa các vách l ≥ (3…5)d
và bề dày vách s≤ (0,4…0,5) d. Ở đây có một câu hỏi cho các bạn: Đó
là tại sao các lỗ lại phải thiết kế lệch nhau?
Lúc này độ sụt áp của
van là tổng độ sụt áp qua từng vách.
Bài hôm nay dừng tại đây! Chúc cả nhà vui vẻ!
Download Bài viết (PDF - 2 Phần)
>>Xem tiếp Phần 2 - Van tiết lưu
Bài hôm nay dừng tại đây! Chúc cả nhà vui vẻ!
Download Bài viết (PDF - 2 Phần)
(Tải bằng Link MediaFire rút gọn với Adfly - sau 5s, bỏ quảng cáo, tải bình thường)
>>Xem tiếp Phần 2 - Van tiết lưu
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
9 comments
http://gialaptop.net/
Rất tuyệt vời! Cảm ơn chủ nhân của Blog. Rất mong nhận được sự liên hệ để trao đổi, học hỏi thêm về chuyên môn! Trân trọng!
Có thể liên hệ trực tiếp với mình qua email. trangkhuyet2008@gmail.com
Cho em hỏi tác dụng và cấu tạo của van tiết lưu là gì không ạ
Anh ơi cho em hỏi cấu tạo và tác dụng của van tiết lưu là gì ạ
Công dụng của van tiết lưu thì rõ rồi: Điều chỉnh lưu lượng bằng độ mở của van. Mở van to thì lưu lượng đi qua lớn, mở nhỏ thì lưu lượng đi qua nhỏ. Mấy cái van nước nhà bạn chính là tiết lưu. Cấu tạo thì tuỳ loại cụ thể: có thể xem cấu tạo của nhà sản xuất. Bên môn Vẽ kỹ thuật cũng có giới thiệu nhiều cấu tạo van. Bạn chịu khó Google tý nhé....
Cho mình thắc mắc với ạ. Mở nhỏ thì lưu lượng đi qua nhỏ nhưng lưu lượng từ bơm cấp vào không đổi, vậy phần dầu dư khi van mở nhỏ sẽ đi về đâu?
Van tiết lưu là một loại van thủy lực rexroth có công dụng điều chỉnh lưu lượng chất lỏng trong hệ thống thủy lực hoặc một bộ phận hệ thống thủy lực, qua đó điều chỉnh vận tốc cơ cấu chấp hành: động cơ thủy lực.
Van tiết lưu tay có cấu tạo chung gần giống với một van đóng mở nước bình thường, van gồm 2 ngõ vào và ra, có 2 bộ phận chính là bộ phận đứng yên (thân van) và bộ phận di chuyển (chốt chắn, vít) được gắn cứng với nhau, trên đầu vít có thể gắn với tay quay để dễ điều chỉnh.
Các bác cho hỏi:
Trong bào viết có ghi: "Van tiết lưu có công dụng điều chỉnh lưu lượng chất lỏng trong hệ thủy lực hoặc một bộ phận hệ thủy lực, qua đó điều chỉnh vận tốc cơ cấu chấp hành.
Theo như phương trình liên tục của chất lỏng: Ðối với một ống dòng đã cho, tích của vận tốc chảy của chất lưu lý tưởng với tiết diện của ống tại mọi nơi là một đại lượng không đổi, hay: Q=V1xA1=V2xA2; Vậy thì van tiết lưu trong đường ống thay đổi vận tốc bằng cách tăng hoặc giảm tiết diện ống, chứ không thay đổi lưu lượng phía trước hoặc sau van được, lưu lượng vẫn giữ nguyên(bỏ qua tổn thất ma sát).
Không biết có đúng không, mong các bác giải thích dùm.
- Đề nghị gõ tiếng Việt có dấu.
- Không nói tục, chửi bậy. Không spam, quảng cáo.
- Chỉ bàn luận tập trung vào vấn đề của bài viết.
< Các nhận xét không đúng yêu cầu sẽ bị xóa >
EmoticonEmoticon