Trong xây dựng thủy lợi, xây dựng đê đập kênh
mương, hoặc khi xây dựng các bể chứa luôn cần tính toán áp lực tác dụng của
chất lỏng lên thành chứa. Trong bài này mình sẽ trình bày và phân tích cách xây
dựng công thức tính toán áp lực lên thành phẳng trong Thủy tĩnh học.Đây cũng chính là cơ sở để giải các bài tập thủy tĩnh học cơ bản.
Trong bài này có sử dụng kiến thức về mômen tĩnh và mômen quán tính của tiết diện ngang. Bạn nào cần tìm hiểu có thể tải file này về tìm hiểu:
- Đặc trưng hình học(RAR)
- Download Bài viết (PDF)
I. Bài
toán
Sử dụng phương trình cơ bản thủy tĩnh học để xác
định áp lực tổng hợp của chất lỏng lên thành phẳng, nằm nghiêng với phương
ngang 1 góc α (hình vẽ). Chúng ta cần
tính áp lực F tác dụng từ hướng chất
lỏng lên 1 phần của thành phẳng, được giởi hạn bởi chu tuyến (đường cong kín)
có diện tích bằng S.
Trục Ox hướng theo đường giao tuyến giữa thành phẳng với mặt thoáng của chất lỏng, trục Oy vuông góc với trục Ox và nằm trong mặt phẳng của thành phẳng.
Trước hết cần xác định thành phần áp lực tác
dụng lên phần diện tích vô cùng nhỏ dS:
dF=pdS=(po+ρgh)dS=
podS+ρghdS ;
Ở đó: po
– áp suất tại mặt thoáng chấ lỏng; h
– độ sâu từ mặt thoáng tới phần diện tích dS.
Để xác định áp lực toàn phần ta cần lấy tích
phân dF theo toàn bộ diện tích S.
Ta có:
Ở đó y – tọa độ
diện tích dS.
Tích phân cuối là momen tĩnh của diện tích S đối với trục Ox và bằng
diện tích của nó nhân với tọa độ tâm khối.
Suy ra ta có:
F = poS + ρghCS ; (1.1)
Với công thức (1.1) này ta
có thể nghiệm chứng lại định luật Pascal « Chất lỏng truyền áp suất nguyên
vẹn theo mọi hướng » . Ở đây ta thấy môi trường chất lỏng đã truyền áp
suất p0 trên bề mặt thoáng chất lỏng nguyên vẹn tới mọi điểm trên
mặt phẳng S. Nếu p0 thay đổi 1 lượng ∆p thì tương ứng tại mỗi điểm
trên mặt S áp suất cũng thay đổi một lượng ∆p. ( Đây chính là ý nghĩa của định
luật Pascal)
Ở đó hC – độ sâu của tâm khối của diện tích S, hC = yC∙sinα;
Hay F=(po
+ ρghC)S=pCS
(1.2)
Phát
biểu cho công thức (1.2): Áp lực toàn phần của chất lỏng lên thành phẳng bằng
tích diện tích thành phẳng nhân với áp suất thủy tĩnh tại tâm khối của thành
phẳng đó.
Nhận xét
1. Theo công thức (1.1) ta có thể coi thành phần ρghCS là áp lực sinh ra bởi chính chất lỏng, còn thành phần poS là áp lực sinh không phải bởi chất lỏng. Trong trường hợp tổng quát áp lực tổng hợp thành phẳng phải chịu chính là tổng hợp 2 thành phần lực: thành phần lực sinh ra bởi chất lỏng Fcl và thành phần lực sinh ra không phải do chất lỏng Fn. Với Fn ta hiểu nó không phải sinh ra do mỗi áp suất p0 như trường hợp trên, mà còn phải kể tới do các ngoại lực khác, từ các hướng khác nhau nữa. Riêng thành phần Fcl = ρghC về mặt độ lớn Fcl tương đương với trọng lượng Pcl của khối chất lỏng giới hạn bởi một trụ đứng chiều cao hC, diện tích 2 mặt đáy là S. ( Lưu ý: nói trụ đứng ở đây cần hiểu không nhất thiết phải là trụ tròn, vì S có thể có hình dạng bất kỳ – miễn là bao trong 1 chu tuyến kín)
2.Theo công thức (1.2) ta đưa ra khái niệm áp lực dư Fdư = pC.dưS.
Trong các trường hợp khi áp suất po=patm , và cũng tác động lên mặt ngoài của thành phẳng. Lúc này thành phần lực sinh ra do áp suất khi quyển ở 2 mặt trước và sau thành cân bằng, nên có độ lớn bằng 0.
Khi đó áp suất dư tại tâm khối pC.dư = pC – patm
= ρghC . Thành phẳng phải chịu tác động áp lực toàn phần tác
động lên thành phẳng bằng trọng lượng của khối chất lỏng.
Theo
biểu thức pC.dưS = ρghCS hay Fdư = Pcl .
II. Xác
định điểm đặt của áp lực toàn phần.
Như vậy ngoại áp lực sinh ra bởi p0 tại tất cả cả điểm diện
tích S là như nhau, do đó lực tổng
hợp sinh ra F0 – sẽ đặt
vào trọng tâm của diện tích S. Để xác
định điểm đặt sinh ra bởi áp lực Fcl
– sinh ra do khối lượng chất lỏng, chúng ta sử dụng lý thuyết cơ học (Cơ lý
thuyết). Khi đó mômen tổng hợp lực đối với trục Ox bằng tổng mômen các thành
phần lực.
yD
– tọa độ điểm đặt trọng lực khối chất lỏng.

Với 

Suy ra 

Jx
= Jx0 + y2CS;
Jx0 – momen quán tính của
diện tích S so với trục đi qua trọng tâm C song song với Ox.
yD
= yC + Jx0/ (yCS) (1.3)
Như vậy điểm đặt của lực Fcl – ở thấp
hơn tâm khối của diện tích thành phẳng và cách 1 khoảng là
∆y=Jx0/(yCS)
Khi áp suất p0 = patm,
và thành ngoài cũng chịu tác động của patm
, thì điểm D sẽ là điểm đặt tổng hợp lực lên thành (do áp lực sinh ra 2 phía
thành khử nhau). Khi po ≠ patm
, điểm đặt của tổng hợp lực: F0 và Fcl xác định theo qui luật cơ học – cân bằng
mômen; Khi đó F0 càng lớn,
điểm đặt của tổng hợp lực càng gần trọng tâm C.Điểm 4.6/5 dựa vào 42 đánh giá
2 comments
tại sao áp suất luôn vuông góc với bề mặt chắn giữ
Như vậy tức là mình quy lực về tại 1 điểm có đúng không ạ.. Nếu như mình giữ nguyên lực không quy về tại 1 nút thì công thức nó thế nào ạ
- Đề nghị gõ tiếng Việt có dấu.
- Không nói tục, chửi bậy. Không spam, quảng cáo.
- Chỉ bàn luận tập trung vào vấn đề của bài viết.
< Các nhận xét không đúng yêu cầu sẽ bị xóa >
EmoticonEmoticon