Nhược điểm cơ bản nữa của hệ thống phanh thuỷ
lực cổ điển và hệ thống dẫn động phanh thuỷ lực nói chung là lực phanh nhỏ, do
tỷ số truyền không lớn, nó bị giới hạn bởi kích thước của cơ cấu phanh và lực
tác dụng của người lái xe lên bàn đạp phanh. Cho nên hiện nay hệ thống dẫn động
phanh thuỷ lực đều có bố trí trợ lực (bộ cường hoá) để quá trình điều khiển
phanh được nhẹ nhàng, giảm cường độ lao động cho người lái xe,nhưng vẫn tăng lực
phanh, tăng hiệu quả phanh. Có khá nhiều phương pháp trợ lực: trợ lực khí
nén, trợ lực chân không,trợ lực thuỷ lực, trợ lực điện… .Hiện nay sử dụng phổ
biến là trợ lực khí nén, trợ lực thuỷ lực trên một số xe vận tải nặng và trợ lực
chân không ở các xe du lịch và vận tải trung bình.
Đặc điểm của hệ thống trợ lực chân không, là sử dụng ngay độ chân không ở họng
cổ hút của động cơ đưa vào một khoang của bộ trợ lực, khoang kia được thông với
khí trời. Khi đạp phanh sẽ tạo ra tín hiệu điều khiển mở van cho bộ trợ lực làm
việc. Sự chênh lệch áp suất trong bộ trợ lực sẽ tạo ra một ngoại lực tác động
vào xi lanh lực làm tăng áp suất trong dẫn động phanh, tăng lực phanh. Trợ lực chân không tận dụng được độ chênh áp giữa
khí trời và đường ống nạp khi động cơ làm việc mà không ảnh hưởng đến công suất
động cơ, ngược lại khi phanh có tác dụng làm cho công suất động cơ giảm vì hệ số
nạp giảm làm giảm một phần tốc độ ô tô (giảm tốc độ ban đầu khi phanh V0), tăng
hiệu quả phanh. Kết cấu bộ trợ lực chân không đơn giản, dễ bố trí trên xe. Tuy
vậy, trợ lực chân không có lực cường hoá không lớn, bị giới hạn bởi tiết diện của
màng tác dụng lực, nếu màng lớn thì kích thước của bộ trợ lực tăng lên. Vì vậy
trợ lực chân không chỉ thích hợp cho xe du lịch, xe vận tải trung bình và nhỏ.Còn
đối với xe tải nặng phải dùng trợ lực khí nén. Trên hình 1 cho thấymột sơ đồ trợ lực khí nén
đơn giản:
Hình 1-Sơ đồ trợ lực khí nén bố trí theo kiểu song song
1;8-Các xi lanh phanh 7-Mạch dầu 2-Bộ trợ lực 9-Xilanh chính Tandem 5-Bình chứa
khí 6-Cụm van điều khiển 3-Đòn dẫn động 4 -Bàn đạp 10 – Bình dầu.
Trợ lực khí nén tạo ra lực cường hoá mạnh, do áp
suất khí nén có thể đạt 7-8 KG/cm2, phù hợp cho xe vận tải lớn nếu có dẫn động
phanh thuỷ lực. mặc dù kết cấu phức tạp, phải sử dụng thêm máy nén khí.
Loại trợ lực khí nén bố trí theo kiểu nối tiếp
(còn gọi là dẫn động phanh thuỷ – khí) cũng được sử dụng trên một số xe vận tải
nặng thể hiện trên hình 2.
Hình 2 -Dẫn động phanh thuỷ lực-khí nén bố trí
theo kiểu nối tiếp1-Phần cung cấp khí nén ; 2- Bình chứa ; 3-Bàn đạp
và van tổng phanh ; 4-Bầu trợ lực 5-Các xilanh phanh .
Đặc điểm của hệ thống là phần dẫn động thuỷ lực nối
tiếp với phần dẫn động khí nén. Vì vậy khi có sự cố hư hỏng trên mạch dẫn động
thuỷ lực hoặc trên nguồn cung cấp khí nén thì toàn bộ hệ thống phanh mất tác dụng (như hình 3).
Hình 3 -Dẫn động phanh thuỷ khí kết hợp
1-Máy
nén 2-Bình chứa dầu 6-Bình chứa khí 5-Tổng van phanh hai tầng 3-Air master 4-Cơ
cấu phanh
Việc tách mạch cả phần cung cấp khí nén (Hình 4) kết
hợp đồng thời van bảo vệ 4 ngã(chi tiết 8) làm tăng thêm độ tin cậy vào sự an
toàn trên dẫn động phanh xe tải nặng Hyundai tải trọng 9,5; 11,5,14; tải tự đổ
15 tấn.
Hình 4-Dẫn động phanh thuỷ-khí xe Hyundai 9,5 ; 11,5 ;14; tải tự đổ 15 tấn
1-Tổng
van phanh 2-Van điều khiển .. 3-Bộ khử ẩm 4- 5-Bình làm sạch khí
6-Xilanh
phanh trước và sau 7-Xilanh phanh giữa 8-Van bảo vệ 4 ngã 9Van an toàn 10-Ap kế
11-12-Air master 13Van điện từ 3 ngã 14-Van phanh khí xả
15-Bình
chứa dầu phanh 16-Van nhả phanh sự cố.
Ngoài ra ,trên một số xe tải nặng khác , còn dùng trợ
lực thuỷ lực ,kết cấu tuy rất phức tạp nhưng điều khiển thì nhẹ nhàng và khả
năng phản ứng rất nhanh.
Hình 5-Dẫn động phanh thuỷ lực trợ lực thuỷ lực.
1-Van
điều chỉnh áp suất 2-Bơm dầu 3-Van một chiều 4-Bình tích năng 5-Van an toàn
6-Xilanh phanh chính tan dem 7-Các xilanh phanh công tác 8-Trợ lực 9-Bàn đạp
10-Xilanh công tác
Cũng không ngoài ý định tăng cao độ tin cậy, tốc độ
phản ứng nhanh, xilanh phanh của mỗi cầu xe đều có bầu trợ lực và bình tích
năng riêng biệt.
Hình 6 -Dẫn động phanh thuỷ lực trợ lực thuỷ lực
1, Bàn đạp 2. Xilanh phanh chính 3,4. Bầu trợ lực 5-Van phân phối 6-Van
điều chỉnh áp suất 7-Bơm dầu 8-Bình tích năng 9. Xilanh công tác
Với xe tải nặng và siêu nặng thì dẫn động phanh kiểu
khí nén, thuỷ khí , với nguồn năng lượng bên ngoài.
Điểm 4.7/5 dựa vào 65 đánh giá
SmartPay : Mở ví điện tử đơn giản tiện lợi Click xem
Thank's bạn nhé các bài viết rất hữu ích cho những người mới nhập môn tìm hiểu về thủy lực như mình. Mình đang có vướng mắc về cách kiểm tra bền xilanh thủy lực cỡ từ phi 90 đến phi 160 bạn có thể giúp mình về sơ đồ và cách kiểm tra không. Cảm ơn bạn nhiều nhé.
Thank's bạn nhé các bài viết rất hữu ích cho những người mới nhập môn tìm hiểu về thủy lực như mình. Mình đang có vướng mắc về cách kiểm tra bền xilanh thủy lực cỡ từ phi 90 đến phi 160 bạn có thể giúp mình về sơ đồ và cách kiểm tra không. Cảm ơn bạn nhiều nhé.
4 comments
Thank's bạn nhé các bài viết rất hữu ích cho những người mới nhập môn tìm hiểu về thủy lực như mình. Mình đang có vướng mắc về cách kiểm tra bền xilanh thủy lực cỡ từ phi 90 đến phi 160 bạn có thể giúp mình về sơ đồ và cách kiểm tra không. Cảm ơn bạn nhiều nhé.
Thank's bạn nhé các bài viết rất hữu ích cho những người mới nhập môn tìm hiểu về thủy lực như mình. Mình đang có vướng mắc về cách kiểm tra bền xilanh thủy lực cỡ từ phi 90 đến phi 160 bạn có thể giúp mình về sơ đồ và cách kiểm tra không. Cảm ơn bạn nhiều nhé.
Anh có thể cho em biết anh vẽ bằng phần mềm gì được không ạ. E đã vẽ thử bằng automation studio 5 nhưng không vẽ được xylanh phanh chính
Warning!! SPAM has been detected!
- Đề nghị gõ tiếng Việt có dấu.
- Không nói tục, chửi bậy. Không spam, quảng cáo.
- Chỉ bàn luận tập trung vào vấn đề của bài viết.
< Các nhận xét không đúng yêu cầu sẽ bị xóa >
EmoticonEmoticon