Như
bài trước đã hứa ở bài này mình sẽ trình bày Phương trình Bernoulli cho chất lỏng
thực. Để hiểu thêm các tính chất vật lý của chất lỏng giúp hiểu hơn bài hôm nay
các bạn có thể đọc bài Tính chất vật lý của chất lỏng.
>>Phương trình Bernoulli cho chất lỏng lý tưởng
>>Phương trình Bernoulli cho chất lỏng lý tưởng
Phương trình Bernoulli cho chất lỏng thực về thành phần cũng không khác nhiều so với phương trình Bernoulli cho chất lỏng lý tưởng. Về mặt bản chất đối với chất lỏng thực khi chuyển động trong lòng ống dẫn sẽ phải vượt qua ma sát, điều đó có nghĩa là thất thoát đi một phần năng lượng. Với cùng cách bố trí đường ống và các dụng cụ đo như với chất lỏng lý tưởng, chúng ta thu được sơ đồ như hình dưới:
Ở
đây các bạn có thể làm một phép so sánh sự khác nhau giữa các thành phần trong
phương trình Bernoulli đối với chất lỏng lý tưởng và chất lỏng thực để thấy được
sự hao phí sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên thành phần nào của tổng cột áp. Một cách
định tính trong cả 2 sơ đồ: ta có thể thấy thành phần cột áp hình học của cả 2
trường hợp là như nhau. Lưu lượng chảy của chất lỏng trong cả 2 trường hợp đều
là Q, và lưu lượng thì tỷ lệ với tiết diện và vận tốc – cái này ai cũng biết rồi
nhé. Trong cả 2 trường hợp tiết diện tại các mặt cắt 1-1 và 2-2 tương ứng như
nhau sẽ dẫn tới vận tốc chất lỏng trong 2 trường hợp như nhau ở những tiết diện
tương ứng. Như vậy thì thành phần cột áp vận tốc giống nhau. Tới đây các bạn có
thể kết luận thành phần cột áp áp suất bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự hao phí do
ma sát. Sự tụt áp khi dẫn chất lỏng đường ống luôn cần được tính tới khi thiết
kế mạch thủy lực.
Bây
giờ chúng ta cùng quay trở lại phương trình Bernoulli để làm rõ hơn sự hao phí
cột áp. Ta thấy rằng ở phương trình Bernoulli cho chất lỏng thực đối với cột áp
vận tốc có thêm hệ số α1, α2 . Hệ số α đó được gọi là hệ
số Coriolis, nó phụ thuộc vào chế độ chảy của chất lỏng ( α=2 đối với chảy tầng
và α=1 đối với chảy rối ). Tiếc là mình chưa có bài nào giới hiệu về chế độ chảy
của chất lỏng. Nhưng các bạn có thể hiểu chảy rối sẽ hỗn loạn và không trật tự
như chảy tầng, và nó sẽ làm tăng hao phí năng lượng do tính đến ma sát nội chất
lỏng. Bởi vậy hệ số Coriolis cho chảy tầng lớn hơn cho chảy rối. Điều đó phù hợp
với việc hao phí do chảy rối làm giảm cột áp vận tốc. Sự giảm cột áp vận tốc do
chảy rối nguyên nhân vẫn là do ma sát, bởi vậy nó sẽ bổ sung vào chiều cao cột
áp hao phí.
Một nguyên nhân khác dẫn tới hao phí cột áp phải kể đến đó là sự thay đổi tiết diện ống dẫn. Các bạn có thể nhìn vào sơ đồ bên trên, đường năng lượng toàn phần tại đoạn thay đổi tiết diện có độ dốc xuống gấp hơn là do thay đổi tiết diện ống dẫn.
Như
vậy ta có thể kết luận: hao phí cột áp h1-2 là tổng hao phí với đường
ống, hao phí nội chất lỏng, và hao phí do thay đổi tiết diện ống dẫn.
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
2 comments
Chào bạn, mình cũng là một sinh viên học về lĩnh vực tính toán khí động. Cũng xét đối tượng nghiên cứu trong môi trường lỏng và khí. Rất mong được làm quen và học hỏi kiến thức từ bạn!
α=2 đối với chảy rối chứ, có nhầm lẫn gì không Bác
- Đề nghị gõ tiếng Việt có dấu.
- Không nói tục, chửi bậy. Không spam, quảng cáo.
- Chỉ bàn luận tập trung vào vấn đề của bài viết.
< Các nhận xét không đúng yêu cầu sẽ bị xóa >
EmoticonEmoticon