Khi nghiên cứu thủy tĩnh học, người ta coi chất lỏng ở trạng thái yên tĩnh tương đối, nghĩa là khối chất lỏng trong một không gian có giới hạn cùng chuyển động với bình chứa nó, còn các phần tử trong khối chất lỏng thì không có chuyển động tương đối với nhau.
1.Áp suất thủy tĩnh
Khối chất lỏng ở trạng thái tĩnh chịu hai lực
tác dụng: lực khối và lực mặt. Khi ρ =const thì lực khối tỷ lệ thuận với
thể tích khối chất lỏng và tác dụng lên mọi phần tử của thể tích khối chất lỏng
đó. Lực tác dụng lên bề mặt khối chất lỏng gọi là lực mặt.
Xét một nguyên tố bề mặt F trong chất lỏng, thì bề mặt nguyên tố đó sẽ
chịu một áp lực của cột chất lỏng chứa nó là
ΔP theo phương pháp tuyến. Khi đó áp suất thủy tĩnh sẽ là:
Áp
suất thủy tĩnh có đặc điểm:
- Tác dụng theo phương pháp tuyến và hướng vào
trong chất lỏng. Vì nếu theo phương bất kì và có lực kéo ra phía ngoài thì sẽ
làm chất lỏng chuyển động, trái với điều kiện cân bằng tĩnh của chất lỏng.
- Tại một điểm bất kì trong chất lỏng có giá trị
bằng nhau theo mọi phương.
- Là hàm số của tọa độ p=(x, y, z) nên tại những điểm khác nhau trong chất lỏng thì có giá trị
khác nhau.
- Ngoài ra áp suất thủy tĩnh còn phụ thuộc vào
những tính chất vật lý của chất lỏng như khối lượng riêng và gia tốc trọng trường.
2.Phương trình cơ bản của tĩnh lực
học chất lỏng
Phương
trình (*) được gọi là phương trình cơ bản của tĩnh lực học chất lỏng. Nó được dùng
để xác định áp suất thủy tĩnh
trong khối chất lỏng tại những điểm khác nhau và chỉ rõ trong khối chất lỏng đồng
nhất ở trạng thái tĩnh thì mọi điểm cùng nằm trên mặt phẳng nằm ngang đều có
cùng một áp suất thủy tĩnh.
Trong
phương trình (*):
- Đại lượng z đặc trưng chiều cao hình học tại
điểm đang xét so với mặt chuẩn và có đơn vị là m.
- p/ρg đặc trƣng chiều cao áp suất thủy tĩnh tại
điểm đang xét hay chiều cao pezomét: Chiều cao pezomét là chiều cao của cột chất
lỏng có khả năng tạo ra một áp suất bằng với áp suất tại điểm đang xét.
Xét
điểm A trong bình kín chứa nước có áp suất trên bề mặt pB>pA.
Ống kín đầu được hút chân không nên p0=0.
Chiều
cao cột nước trong ống ha được gọi là chiều cao pezomét (chiều cao cột áp) ứng với áp suất
tuyệt đối vì lúc này đang so với áp suất chân không tuyệt đối p0=0:
pa=
ρg ha
Còn ống hở đầu có áp suất là pa
(áp suất khí quyển) nên chiều cao của cột nước là chiều cao pezomét ứng với áp
suất dư tại điểm A vì lúc này đang so với
áp suất khí quyển:
pdư=pA-pa=
ρg hdư
Như
vậy, hiệu số chiều cao pezomét ứng với áp suất tuyệt đối và áp suất dư chính bằng
chiều cao ứng với áp suất khí quyển tức là pa/ρg =10mH2O.
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
1 comments so far
cảm ơn blog chia sẻ
hạt điều rang muối
- Đề nghị gõ tiếng Việt có dấu.
- Không nói tục, chửi bậy. Không spam, quảng cáo.
- Chỉ bàn luận tập trung vào vấn đề của bài viết.
< Các nhận xét không đúng yêu cầu sẽ bị xóa >
EmoticonEmoticon