Do bận làm đồ án tốt nghiệp nên hiện tại mình chỉ
có thể post mỗi tuần 1 bài. Dù sao thì blog trẻ nên vẫn cần độ thường xuyên.
:D. Quay về chủ đề chính của bài viết hôm nay chính là “Phương trình Bernoulli”.
Phương trình Bernoulli thể hiện mối quan hệ giữa áp suất P, vận tốc V và vị trí Z tại các mặt cắt bất kì của dòng chảy. Về mặt bản chất phương trình Bernoulli dựa trên định luật bảo toàn năng lượng dòng chảy.
Phương trình Bernoulli cho chất lỏng lý tưởng
Để hiểu cụ thể hơn Phương trình Bernoulli chúng ta
xem xét trường hợp truyền dẫn chất lỏng qua ống có tiết diện thay đổi, được đặt
nghiêng với phương ngang một góc β. Lựa chọn 2 mặt cắt 1-1 và 2-2 bất kỳ trên đoạn ống
đó. Lưu lượng chảy qua ống là Q. Sử dụng áp kế để đo áp suất chất lỏng tại các
mặt cắt. Di chuyển áp kế tới từng mặt cắt sẽ thu được đường áp kế.
Sử dụng ống Pito với phần đầu ống được thiết kế song
song và ngược với hướng dòng chảy. Khi đó với chất lỏng lý tưởng sẽ thu được
chiều cao cột chất lỏng như nhau tại mọi mặt cắt so với mặt phẳng gốc. Như vậy
đường thẳng tạo thành khi di chuyển ống Pito tại các mặt cắt bất kỳ thể hiện mức
năng lượng toàn phần của dòng chảy.
Phương trình Bernoulli tại mặt cắt 1-1 và 2-2.
Phương trình Bernoulli tại mặt cắt bất kỳ:
Về mặt năng lượng chúng ta có thể hiểu :
Z – năng lượng riêng thế năng
P/ρg – năng lượng riêng áp suất
V2/2g – năng lượng riêng động năng
Trong phương trình trên thứ nguyên của H là mét:
[H]=m. Và H được gọi là chiều cao cột áp. Từ đó có thêm các tên gọi: Z – chiều
cao cột áp hình học, P/ρg – chiều cao cột áp áp suất, V2/2g – chiều
cao cột áp vận tốc.
(Trong bài tiếp theo mình sẽ viết về phương trình Bernoulli cho chất lỏng thực)
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
11 comments
may ghê,tình cờ tìm được blog hay thế này.:) e đọc sách tiếng Nga nên không hiểu được rõ bản chất,còn nhiều chỗ chưa rõ nên lúc làm thực hành khá là lơ tơ mơ :(. Admin có bài nào nói về mấy loại máy bơm,cấu tạo và nguyên lý làm việc không ạ? e đọc bài admind viết thấy rất dễ hiểu,ngắn gọn và súc tích.Nếu được admin gửi qua mail cho e với ạ lethuht92@gmail.com. Dài dòng quá :"> E cảm ơn nhiều ạ!
Cảm ơn bạn Pika nhé. Mình sẽ cố gắng hơn nữa
Câu 5: Áp dụng phương trình Bernuli viết cho 2 mặt cắt ta xạc định được những vấn đề gì? Chiều cao hút của bơm không phụ thuộc vào yếu tố nào? Để tăng chiều cao hút của bơm ly tâm, ta phải làm gì?
anh chị ad ơi trả lời giúp e câu này với, với lại pt bernuli thì có cả khí lý tưởng và khí thực..em phải làm theo cái nào ạ
tks ad 1 phát, cảm ơn rất nhiều vì bài dễ hiểu ( tuần sau em thi lại môn này ) !!!
anh chị giúp em giải bài tập với..huhu
Bài 2: Một hệthống gồm 2 thùng nhưhình bên dưới. Thùng thứnhất chứa nước và một
loại chất lỏng có tỉtrọng δ= 1,59 thùng thứhai chứa nước. Mực nước trong thùng thứ
nhất và thứhai ngang nhau. Nối giữa 2 thùng là một áp kếchứa thủy ngân (tỉtrọng thủy
ngân 13,6). Áp suất dưcủa khí trong bình thứhai P
B
= 100 Kpa và áp suất dư đo được ở
đáy bình thứnhất P
o
= 120 Kpa. Các chiều cao H
1= 1,5 m và H
2
= 0,31 m
a. Xác định áp suất khí PA trong bình thứnhất.
b. Xác định chiều cao h của chất lỏng.
Phương trình bernoulli viết như thế nào? zậy các bạn jup mjh voi
Bài hay qá admin ơi
Mình thấy áp kế gồm 2 phần: chiều cao cột nước và chiều cao không khí. Mình không hiểu là tại sao chiều cao cột nước = P/a.g Và Chiều cao không khí = v^2/2g.
Mình là dân ko chuyên, đang tự nghiên cứu. Rất mong nhận được giải đáp của bạn.
Gọi a là khối lượng riêng của chất lỏng.
e cảm ơn tiền bối nhiều
Xin cảm ơn admin rất nhiều!
À, cho em hỏi với Admin có biết chỗ nào bán biến tần schneider giá rẻ không admin?
- Đề nghị gõ tiếng Việt có dấu.
- Không nói tục, chửi bậy. Không spam, quảng cáo.
- Chỉ bàn luận tập trung vào vấn đề của bài viết.
< Các nhận xét không đúng yêu cầu sẽ bị xóa >
EmoticonEmoticon