Trong bài này mình và các bạn sẽ cùng nhau nghiên cứu sơ đồ thủy lực của một xe nâng tự động. Sơ đồ thủy lực của xe nâng như hình 1. Trên sơ đồ này có sử dụng các ký hiệu thủy lực thường là các chữ cái đầu của từ gốc trong tiếng Nga. Mình sẽ vừa giới thiệu vừa giải thích ký hiệu.
Với mạch thủy lực này chất lỏng công tác (hay chất lỏng làm việc – dầu thủy lực) được bơm thủy lực B hút từ thùng chứa dầu, đi qua bộ lọc thủy lực L, đi qua máy bơm và thông qua các van phân phối VPР1, VPР2 và VPР3 đi vào hệ thống thủy lực của xe nâng tự động. Các van phân phối đảm bảo sự điều khiển xe nâng làm việc.
Cơ cấu kẹp thủy lực
Cơ cấu kẹp thủy lực bao gồm các thiết bị thủy lực sau: Van phân phối dạng con trượt VPР1, khóa thủy lực K2, và 2 van an toàn VAT2 và VAT3. Đường ống dẫn thủy lực điều khiển khóa thủy lực K2 được nối với van phân phối VPP1. Khi con trượt của van phân phối VPP1 ở vị trí trung hòa (vị trí công tác giữa) đường điều khiển của khóa thủy lực K2 thông với thùng chứa. Bố trí như vậy đảm bảo tránh khỏi khả năng chất lỏng công tác thoát từ phần trên của xilanh thủy lực X1 ra đường ống xả, có nghĩa là tránh làm giảm lực kẹp tải trọng của kẹp thủy lực.
Khi van phân phối VPP1 ở vị trí làm việc bên trái, chất lỏng công tác từ máy bơm đổ vào khoang dưới của xilanh thủy lực X1. Đồng thời áp suất chất lỏng mở khóa thủy lực ЗМ2 cho phép chất lỏng chảy từ khoang trên của xilanh thủy lực X1 về thùng chứa. Và kẹp thủy lực được nhả ra. Khi van phân phối VPP1 ở vị trí công tác bên phải chất lỏng công tác từ khoang trên của xilanh thủy lực X1 đi qua khóa thủy lực K2, khi đó khóa thủy lực làm việc như 1 van 1 chiều. Và chất lỏng công tác từ khoang dưới của xilanh X1 đổ về thùng chứa. Kẹp thủy lực kẹp tải trọng.
Bộ phận nâng và hạ cơ cấu kẹp thủy lực.
Bộ phận này bao gồm các thiết bị: 2 xilanh tác động đơn giống nhau X2 và X3, 2 xilanh này hoạt động thông qua bộ chia dòng BC ) và bộ tổng hợp dòng TH đảm bảo tải trọng nằm ngang khi nâng lên và hạ xuống. 2 xilanh được phân bố trong 2 trụ nâng trái phải. Khóa thủy lực K1 có tác dụng loại bỏ khả năng tự hạ xuống của tải trọng (xilanh tự trượt). Van VAT4 có tác dụng tạo áp suất trong đường ống dẫn nhằm phòng ngừa hệ thống thủy lực khỏi sự phá hủy trong trường hợp tải trọng được nâng lên vượt quá trọng lượng cho phép. Khi van phân phối VPP2 ở vị trí công tác bên trái, chất lỏng đi qua bộ chia dòng BC vào xilanh K2 và K3 và tải trọng được nâng lên. Khi đó khóa thủy lực K1 làm việc như một van một chiều.
Khi van phân phối ở vị trí công tác bên phải: khóa thủy lực mở ra rót chất lỏng từ các xilanh về thùng chứa. Bộ phận kẹp thủy lực dưới tác động của trọng lượng tải trọng tự hạ xuống (trường hợp khi bốc dỡ hàng hóa).
Bộ phận dịch chuyển ngang cơ cấu kẹp thủy lực.
Xilanh X4 có tác dụng dịch chuyển kẹp thủy lực theo phương ngang. Dưới sự điều khiển van phân phối 3 vị trí công tác VPP3 ở các vị trí công tác khác nhau cho hiệu quả điều khiển sự dịch chuyển của xilanh X4.
Tổ hợp van tiết lưu kết hợp van một chiều MC1 có tác dụng điều khiển tốc độ dịch chuyển kẹp thủy lực theo phương ngang. Điều khiển vận tốc thực hiện khi điều tiết lưu lượng chất lỏng tại đầu ra hoặc đầu vào xilanh thủy lực X4. Van VAT1 có công dụng phòng ngừa hệ thống thủy lực khỏi sự quá tải. Van một chiều MC1 cần thiết cho việc chất lỏng công tác tự do chảy vòng qua bộ lọc thủy lực L trong trường hợp bộ lọc bị tắc, hỏng hoặc quá hạn sử dụng.Hy vọng bài viết có ích cho mọi người!
Điểm 4.1/5 dựa vào 40 đánh giá
2 comments
xe nâng mà có cơ cấu kẹp là sao ad
Cơ cấu kẹp là cơ cấu di chuyển khoảng rộng giữa 2 càng xe để phù hợp với từng kiện hàng đó bạn
- Đề nghị gõ tiếng Việt có dấu.
- Không nói tục, chửi bậy. Không spam, quảng cáo.
- Chỉ bàn luận tập trung vào vấn đề của bài viết.
< Các nhận xét không đúng yêu cầu sẽ bị xóa >
EmoticonEmoticon