Như giới thiệu từ bài
trước phần tử điều khiển của van phân phối dạng trượt có dạng hình ống trụ hoặc
dạng mặt phẳng. Trong bài này chúng ta cùng nhau nghiên cứu phần tử điều khiển
của van có dạng ống trượt.
>>Van phân phối - Phần 1: Giới thiệu và phân loại
>>Van phân phối - Phần 1: Giới thiệu và phân loại
Hình 1. Van phân phối: sơ đồ (a) - kí hiệu (b) |
Trong hình phần tử điều
khiển là một ống trụ trượt 1 có các vành gờ. Bề mặt tiếp xúc của các vành gờ
này được gia công nhẵn và có thể trượt tương đối với vỏ 2. Phụ thuộc vào số cửa
trên vỏ 2 (cũng chỉnh là số ống nối với van) mà ống trượt có thể có một, hai hoặc
nhiều vành gờ ( hình 1.a). Kí hiệu van
phân phối cần thể hiện được số ống nối với van, số vị trí làm việc, phương pháp
điều khiển van, liên kết giữa các ống ở từng vị trí làm việc. Mỗi vị trí làm việc
được thể hiện bằng 1 hình vuông. Như vậy số vị trí làm việc của van tương ứng với
số hình vuông kí hiệu van đó. (hình 1.b)
Nguyên lý hoạt động (
hình 2)
HÌnh 2: Sơ đồ nguyên lý hoạt động |
Tại vị trí làm việc ban đầu của van (hình 2a) tất cả các nhánh (ống) nối với van A, B, P, T
đầu bị khóa và xi lanh đứng yên. Khi con trượt (phần tử điều khiển) dưới tác
động của tín hiệu điều khiển bị đẩy sang trái (hình 2b)
nhánh A và P, B và T được nối với nhau. Chất lỏng đi từ máy bơm qua của
P, A đi và xilanh sinh lực đẩy, chât lỏng ở khoang cán đi qua của B, T về thùng
chứa. Khi con trượt dưới tác động của
tín hiệu điều khiển bị kéo sang phải ( hình 2c) nhanh A và T, P và B thông
nhau. Chất lỏng đi từ máy bơm đổ vào khoang cán xi lanh, đẩy xi lanh về vị trí
ban đầu. Chất lỏng từ khoang pittong theo cửa A , P đổ về thùng chứa.
Dựa vào số lượng ống nối
, và vị trí làm việc của van người ta đưa ra các gọi tên van. “ Van phân phối x/y” . Ở đó ta hiểu:
x - số lượng ống nối tới
van
y – số vị trí làm việc
của van
Các dạng điều khiển vị
trí của con trượt ( ống trượt )
Cấu tạo:
Van phân phối 4/3 – và kí
hiệu (hình dưới)
Trong đó cần gạt 1 thực
hiện điều khiển vị trí làm việc của van. Cần gạt 1 liên kết khớp cầu với ông trượt 10 với sự giúp móc 2. Mặt khác cần gạt 1 cũng
liên kết khớp cầu với vỏ 6 thông qua Tai móc 11. Để cố định vị trí làm việc của
ống trượt sử dụng bộ cố định bi 9, di
chuyển trong nắp đậy 8. Sử dụng các vòng chắn rò rỉ qua nắp đậy 3, 8. Chất lỏng
được dẫn vào cửa 5 và xả ra từ của 4, cửa 7 dùng để thoát chất lỏng bị rò rỉ.
Van phân phối điều khiển
bằng điện-thủy lực kết hợp. ( sơ đồ và kí hiệu- hình dưới )
Cấu tạo từ van phân phối
chính 2 được điều khiển bằng thủy lực và van phân phối phụ 1 được điều khiển bằng
điện. Van phân phối chính điều khiển dòng chất lỏng của hệ thủy lực, còn vân
phân phối phụ điều chỉnh dòng tín hiệu điều
khiển.
Van phân phối điều khiển
điện – thủy lực dùng trong hệ truyền dẫn thủy lực có khả năng điều khiển tự động
từ xa khi hệ có lưu lượng lớn áp suất cao.
Van phân phối phân 3 dạng
Van phân phối với độ
bít kín dương ( hình a)
Là van có bề rộng vành
gờ lớn hơn bề rộng (hoặc đường kính nếu của van dạng lỗ) cửa van trên vỏ. (
b>c) . Đại lượng bít kín t=(b-c)/2. Đại
lượng này phụ thuộc vào đường kính ống trượt :
khi d=10…12mm , t=1…2mm; khi d=12…25mm, t=3…5mm; khi d=50mm, t=6…8mm.
Ưu điểm: rò rỉ nhỏ
Nhược điểm: tồn tại
vùng không nhạy với tín hiệu điều khiển. Vùng này đặc trưng bởi đại lượng bít
kín t. Tính từ vị trí ban đầu, khi có tín hiệu điều khiển di chuyển ống trượt 1
khoảng nhỏ hơn t, khi đó van vẫn trong trạng thái bít kít và không có dòng qua
van.
Van phân phối với độ
bít kín không ( hình b)
Là van có đại lượng bit
kín t=0 hay b=c. Loại van này không thực tế!
Van phân phối với độ
bít kín âm( hình c)
Là van có đại lượng bít
kín t<0 hay b<c.
Ưu điểm : vùng không nhạy
với tín hiệu điều khiển vô cùng nhỏ.
Nhược điểm: rò rỉ lớn.
hiệu suất giảm
(Tải bằng Link MediaFire rút gọn với Ouo.io)
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
7 comments
bạn ơi, cho mình hỏi cách sử dụng van đảo chiều 6/3
Nếu thay thế van 6/3 bởi van 4/3 thì có được không bạn
bạn có thể trả lời qua mail giúp mình nhé
tinhkhongbiengioi_00@yahoo.com.vn
Tùy váo sơ đồ mạch bạn ah, thông thường nên chon 4/3 thôi, chứ 6/3 khó kiếm lắm. Trong vấn đề TK nên quan tâm sang tính thông dụng nữa
bạn có thông tin cấu tạo và ứng dụng về các loại van 4.3 không
có ai biết van thủy lực duy trì thoi gian là như thế nào k ạ
Nguyên lý căn bản của hệ thống thiết bị thủy lực là
hiện tượng kết hợp các chuyển đổi các công suất trong một mạch dầu thủy
lực bao gồm các nguyên lý thủy lực, nguyên lý áp lực, nguyên lý lưu
lượng, công thức thủy lực và cách tính toán cho hệ thống thủy lực. Chúng
cũng được biết đến bằng các biểu tượng ( SHEMA) thủy lực, các thành
phần và chức năng cũng như đường ống thủy lực.
Web minh chuyên về bơm thủy lực, van thủy lực và xi lanh thuy luc. Các bạn vào ủng hô nhé
anh cho em hỏi là vấn phân phối chọn tải thì nguyên lý hoạt động có khác với van phân phối điều khiển không?
Cảm ơn anh đã chia sẻ, em đang tìm hiểu hiểu thêm về các loại solenoid valve:
van điện từ khí nén
van điện từ
van điện từ nước
- Đề nghị gõ tiếng Việt có dấu.
- Không nói tục, chửi bậy. Không spam, quảng cáo.
- Chỉ bàn luận tập trung vào vấn đề của bài viết.
< Các nhận xét không đúng yêu cầu sẽ bị xóa >
EmoticonEmoticon